GIỚI THIỆU
THÔNG BÁO
TIN TỨC SỰ KIỆN
ĐẠO SỰ TỪ THIỆN XÃ HỘI
TIN ĐẠI LỄ
TẠP CHÍ HƯƠNG SEN
DIỄN ĐÀN

  
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
 Hệ thống Tổ chức Giáo hội
VĂN BẢN ĐẠO QUY
 Hiến chương
 Quy chế
 Nội quy
THÔNG TIN ĐẠO SỰ
  •  - Công an An Giang và Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo sơ kết mô hình ‘2 An’ 

  •  - BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO XÃ KHÁNH HÒA HỖ TRỢ QUÀ CHO HỘ NGHÈO VÀ HỌC SINH 

  •  - Thêm địa chỉ chữa bệnh từ thiện ở huyện Phú Tân 

  •  - Những người hào phóng với quê hương 

  •  - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Hòa An cất nhà tình thương cho hộ nghèo Ấp Bình Quới 

  •  - TP.HCM - HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 

  •  - BAN TRỊ SỰ XÃ HÒA BÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG CẦU AN QUỚI I 

  •  - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Tân Phong bàn giao 20 căn nhà từ thiện 

  •  - XOA DỊU NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM 

  •  - TỔ CẤT NHÀ TỪ THIỆN CỦA BAN TRỊ SỰ GH PGHH P. TÂN LỘC CẤT NHÀ CHO HỘ NGHÈO 

  • LỊCH THUYẾT GIẢNG
  •  - Lịch Lớp Bồi dưỡng Giáo lý căn bản (khai giảng từ 12/7/2020 đến 15/8/2020) 



  • LIÊN KẾT WEBSITE
    TIẾNG TỪ BI
     Sấm giảng (sách)
     Thi văn Giáo lý (sách)
     VIDEO TIẾNG TỪ BI
    LỊCH THUYẾT GIẢNG
     Video Thuyết Giảng Giáo Lý
    PHIM TÀI LIỆU
     Phim tài liệu
     Đại lễ
     Tu Rèn Tâm Trí
     Muốn Về Cõi Phật
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
     Đang online:  132
     Hôm nay:  1,796
     Hôm qua:  2,344
     Tuần này:  9,189
     Tuần trước:  23,222
     Tháng này:  430,109
     Tháng trước:  342,450
     Tất cả:  4,560,070
      DIỄN ĐÀN (Mọi yêu cầu gửi câu hỏi, chủ đề. Vui lòng gửi về địa chỉ email: bantrisutrunguongghpghh@gmail.com)
      Không có lửa làm sao có khói
    10/27/2021 12:21:01 PM

     Thành ngữ có câu:

    "Không có lửa làm sao có khói"

    Mời quý vị đồng đạo cùng tham gia thảo luận, trao đổi về thành ngữ này.

    Gửi bình luận
      trancuongphu@gmail.com
    12/12/2021 | 08:35:23 PM
    Trong kho tàng văn học, văn chương của Người Việt mình thì ca dao, tục ngữ, thành ngữ chiếm một chỗ không nhỏ. Đó là kinh nghiệm tri thức sống của các thế hệ tiền nhân để lại-truyền dạy cho đời sau. Có từ lúc nào không được biết chắc nhưng ý nghĩa từng câu chữ, từng sự việc rất rõ ràng, cụ thể. Việc của người đời sau-nhất là những người đang sống-là hiểu đúng để có thể áp dụng, ứng dụng vào từng thời điểm hiện tại-bằng liên tưởng hay suy ra-khi có sự lập lại hay tương tự trong tình, hoàn cảnh bất kỳ nào gặp phải. Sự cảm nhận, chiêm nghiệm của các tác giả tiền nhân về các sự việc bày ra trong cuộc sống hằng ngày ở cả hai mặt tinh thần và vật chất rồi đúc kết. Có khi cả một quá trình mới thành ca dao, tục ngữ hay thành ngữ. Và một điều chắc chắn rằng câu chữ ấy-rất đúng-trong lúc hình thành, và cũng không ít trong số ấy có công dụng, giá trị vượt thời gian,... Cái khôn của tổ tiên, của tiền nhân phải được tiếp nhận và làm lớn, rộng thêm trong thời đại khoa học-kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, để có thể góp phần mang lại, tạo thêm nhiều những lợi ích lớn hơn cho xã hội, cho sự sống với mức sống, nếp sống của mọi người sớm tiến tới chỗ ấm no, hạnh phúc hơn,... Sự tích trăm trứng nở trăm con cực kỳ vô lý về mặt nhân sinh học nhưng ý nghĩa của từ Đồng bào là rất tuyệt vời-hàm chưa tâm huyết và tầm nhìn vời vợi của tiền nhân gởi gắm vào đó-căn dặn và trông cậy- gởi lại lớp sau! Hiện tại nối tiếp quá khứ mà hướng về tương lai. Người của hiện tại-thấu hiểu tinh anh của tiền nhân để lại-vừa đủ sức tạo tác mà cống hiến bằng những thành quả ích nước, lợi dân đúng lúc và phải lẽ. Có được như vậy là đền đáp được thâm tình của tiền nhân, đồng thời, dọn rộng con đường cho hậu thế tiếp bước. Cho nên khen cũng vô ích mà chê hay tìm mọi cách phản biện, bài bác cũng vậy. Cái khôn cũ-của tri thức và đạo lý- để lại chờ cái khôn mới, ít ra cũng đủ sánh vai-kịp thời và hợp lý- với người. Dân tộc, tổ quốc rạng rỡ hơn...nhờ những công dân của từng thời điểm hiện tại được như thế!
      congsetpt@gmail.com
    11/12/2021 | 01:39:55 PM
    Theo Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ - Điển tích Việt Nam, Nhà Xuất bản Thanh Niên giải nghĩa câu “Không có lửa, sao có khói”: - Theo nghĩa đen: Khi có người đốt lửa thì tất nhiên sẽ có khói. - Theo nghĩa bóng: Không người gây ra, làm sao có việc như thế (mọi việc đều có nguyên nhân). Theo tôi nhận thấy, trong xã hội đã xảy ra rất nhiều sự việc mâu thuẫn, xô xát lẫn nhau, dẫn đến sự thù hận lẫn nhau. Do con người có tính tình nóng nải, thiếu kềm chế với người đã gây ra sự tức giận cho mình mà phải đáp trả lại bằng những hành vi thiếu văn hóa, làm cho tình cảm nhạt phai, đôi khi trở thành kẻ thù của nhau. Ngược lại, nếu không có người gây sự, tất nhiên không có sự mâu thuẫn xảy ra. Nếu mọi người sống chan hòa tình cảm với nhau thì xã hội sẽ được an vui, không có sự mâu thuẫn xảy ra. Ông cha ta ngày xưa đã dạy: “Một câu nhịn chín câu lành”. Liên hệ đến Sinh vật, nếu ta không gieo hạt giống thì sẽ không có cây mọc lên, không ra hoa, kết trái. Có gieo nhân (hạt giống) thì được hưởng quả (trái). Theo Luật Nhân quả, nếu chúng ta gieo nhân nào gặt quả nấy, gọi tắt là nhân quả, là một trong những quy luật của toàn thể vũ trụ. Vạn vật trên thế gian đều vận hành theo nguyên lý của nhân quả. Nếu chúng ta làm điều tử tế thì chúng ta sẽ gặp chuyện tử tế đến với ta. Qua câu Thành ngữ “Không có lửa, sao có khói”, dạy cho ta bài học: Sống trên đời này, chúng ta phải sống có lương thiện, đối xử nhau phải có tình có nghĩa, phải biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Ông cha ta đã dạy: “Thương người như thể thương thân”, hoặc: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”, chúng ta làm điều tốt thì chúng ta sẽ gặp được điều tốt./.
      nguyenhuudoannguyen@gmail.com
    11/12/2021 | 01:34:05 PM
    “Không có lửa làm sao có khói”, nghĩa rộng là một điển hình về “luật nhân quả”, dễ thấy, dễ biết. Lửa là nguyên nhân, khói là kết quả. Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều không ngoài luật nhân quả. Trước thời đại khoa học ngày nay có thể chứng minh việc có lửa không có khói, hoặc có khói không có lửa.Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện không phải ở môi trường thông thường mà nhiều người biết. Song, nó cũng phải có nguyên nhân phát sinh; hoặc do ta chủ quan nhận lầm về một kết quả (khói), như hơi nước hoặc bụi cát do cơn lốc … Trước làn sóng thông tin đa chiều, đa dạng, có thể việc xảy ra sai sự thật, nếu ta vội vàng cho rằng, có lửa ắt có khói! (đem cái có thật chứng minh cho cái không thật là điều không đúng). Nếu có thì nguyên nhân và kết quả đó chỉ mang tính tiêu cực khác…Cho nên trước mọi sự việc ta phải suy xét, kiểm chứng rõ ràng rồi mới tin theo. Do đó, theo tôi, câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” nếu hiểu theo nghĩa rộng nó vẫn còn có giá trị trong cuộc sống, tuy không phải là tuyệt đối!
      Trongphuc1985@gmail.com
    08/12/2021 | 12:45:58 PM
    Thành ngữ "không có lửa làm sao có khói" hiện nay không còn đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nó chỉ giúp người vận dụng có thể "khoanh vùng" nguyên nhân ở mức độ tương đối. Nếu vận dụng tuyệt đối, cứng nhắc dễ dẫn đến hại mình hại người. Thời đại hiện nay "lửa" và "khói" dường như không còn lệ thuộc nhau nữa, có khi có "lửa" lại không sinh ra "khói", khi gặp "khói" đó nhưng lại không bắt nguồn từ "lửa". Người thông minh không bao giờ cứng nhắc, cố chấp mà luôn điềm tĩnh, chỉ khẳng định vấn đề khi đã đủ "cơ sở". Thông thường, cái thấy trước mắt, cái chính tai nghe nhưng đôi khi lại không đúng sự thật, nên phải luôn học hỏi, tiếp thu và điềm tĩnh để có cái nhìn sáng suốt, không lầm lạc. Quyết định theo thành kiến, định kiến cố chấp không chỉ hại mình mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến người thân, xung quanh mình.
      lechanhtri@gmail.com.vn
    07/12/2021 | 09:42:09 AM
    Theo mình, câu thành ngữ này ý nói rằng tất cả mọi việc trên đời này đều có nguyên nhân. Không chuyện gì tự dưng mà có được. Đó cũng là quy luật Nhân quả tự nhiên: Có gieo rắc ắt có gặt hái. Đức Thầy dạy: “Trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy”. Chúng ta suy nghĩ, nói và hành động như thế nào thì sẽ nhận lại được sự đáp trả tương tự. Làm hiền tất gặp lành, tạo ác ắt mang tai. Thành ngữ này không chỉ ý nghĩa ở thời xưa mà đến giờ vẫn còn nguyên giá trị, có thể áp dụng như bài học thực tiễn thời nay. Cho nên muốn có thành quả tốt đẹp như mong ước, tránh quả báo dữ, tất nhiên tự thân mỗi người cần phải cố gắng vun trồng, lập công bồi đức, phát huy hạnh Tu phước với một niềm tin kiên định rằng “Trồng cây lành vị quả thơm tho/ Tuy không thấy mà sau chẳng mất”, tin rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người. Sách Minh Tâm Bửu Giám có câu: “Hành tàng hư thực tự gia tri. Họa phúc nhân do cánh vấn thùy? Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Chỉ tranh lai tảo dự lai trì” Nghĩa là: “Hở kín hư thật tự nhà mình biết, Nguyên do họa phúc còn hỏi ai? Lành dữ lúc cùng có quả báo Chẳng qua tới sốm hay muộn.” Thân!
      anlanhhanhphuc03@gmail.com
    30/11/2021 | 08:04:20 PM
    Thành ngữ “KHÔNG CÓ LỬA SAO CÓ KHÓI” Câu này chỉ đúng về mặt hiện tượng vật lý và đúng khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển nhanh, mạnh và ở tầm cao như bây giờ. Còn trong thời đại 4.0 như hiện nay thì “có lửa mới có khói” hay “có khói biết có lửa” là không đúng trong mọi trường hợp. Trước khi có điện, người ta phải đun, nấu, nướng bằng các nguyên liệu như củi, than, trấu, rơm, dầu hôi…thì câu này đúng nhưng khi có gas hay hiện tại là điện thì câu này không còn đúng nữa. Ví dụ như dây điện trở là một dụng cụ dùng để nấu nước mà ai cũng biết - nhưng vì độ an toàn thấp nên ít được ưa chuộng- là dễ thấy nhất: “có lửa” khi sử dụng nhưng “không có khói”. Dùng điện năng biến thành nhiệt năng còn có lò nướng điện, bếp điện từ,… Trường hợp “có khói” nhưng “không có lửa” có thể tìm thấy ở “đá khói” hay còn gọi là “đá khô” được sản xuất bằng cách nén khí CO2 tức Dioxit carbon. Khi đá khói tiếp xúc với nước sẽ tạo ra một dạng “khói”, “sương mù” hoặc nhìn que kem mới được lấy ra từ tủ đông dưới nắng nóng. Câu thành ngữ này nếu được áp dụng đúng đặc tính “ lửa” và “khói” theo hiện tượng vật lý dùng để phát hiện các đám cháy như cháy rừng để phòng tránh hoặc giảm thiệt hại thì vẫn có ích – nhưng vô cùng tai hại nếu sử dụng vào các vấn đề xã hội, nhất là nghe và tin vào các tin đồn mà cho rằng “Không có lửa sao có khói”. Câu thành ngữ này được “tự động mặc định” trong các tin đồn gây biết bao tác hại tạo nên những thảm cảnh, những nỗi oan uất, trầm cảm, tự tử, nhiều gia đình đổ vỡ, nhiều sự nghiệp bị tiêu tan, nhiều mảnh đời bất hạnh… tác hại càng được nhân lên khi có “cộng hưởng” của mạng xã hội. Ngày càng nhiều những thông tin chưa được kiểm chứng và gần như không cần kiểm chứng đã, đang xuất hiện trên mạng xã hội cộng thêm sự nhẹ dạ, cả tin, dễ dàng chấp nhận của một số đông tạo thành một vấn nạn hiện nay: gây hoang mang, lo lắng, bất an… vì khái niệm bị đánh tráo, lẫn lộn trắng đen, phải quấy, đúng sai…chuyện có nói thành không, chuyện không thành có đúng như câu ca dao “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo/ Miệng không vành méo mó tứ tung”. Đức Giáo Chủ dạy: “Đứng trước mọi việc chi về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy”; “Đừng bạ đâu tin bướng nghe càn/ Làm ngu muội đọa thân uổng kiếp”.
     BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
    Địa chỉ: An Hòa Tự - TT. Phú Mỹ - H. Phú Tân - An Giang

    © 2014-2015 Bản quyền thuộc về Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo


     

    Hotline:
    18001742

       Chia sẻ với bạn bè trên