GIỚI THIỆU
THÔNG BÁO
TIN TỨC SỰ KIỆN
ĐẠO SỰ TỪ THIỆN XÃ HỘI
TIN ĐẠI LỄ
TẠP CHÍ HƯƠNG SEN
DIỄN ĐÀN

  
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
 Hệ thống Tổ chức Giáo hội
VĂN BẢN ĐẠO QUY
 Hiến chương
 Quy chế
 Nội quy
THÔNG TIN ĐẠO SỰ
  •  - LỚP TẬP HUẤN LỊCH SỬ, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PGHH NHIỆM KỲ VI (2024-2029) CHO TRỊ SỰ VIÊN TRUNG ƯƠNG, BAN ĐẠI DIỆN TỈNH VÀ GIÁO LÝ VIÊN - CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (phần tiếp theo) 

  •  - LỚP TẬP HUẤN LỊCH SỬ, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PGHH NHIỆM KỲ VI (2024-2029) CHO TRỊ SỰ VIÊN TRUNG ƯƠNG, BAN ĐẠI DIỆN TỈNH VÀ GIÁO LÝ VIÊN - CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 

  •  - LỚP TẬP HUẤN LỊCH SỬ, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PGHH NHIỆM KỲ VI (2024-2029) CHO TRỊ SỰ VIÊN TRUNG ƯƠNG, BAN ĐẠI DIỆN TỈNH VÀ GIÁO LÝ VIÊN - CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 

  •  - LỚP TẬP HUẤN LỊCH SỬ, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PGHH NHIỆM KỲ VI (2024-2029) CHO TRỊ SỰ VIÊN TRUNG ƯƠNG, BAN ĐẠI DIỆN TỈNH VÀ GIÁO LÝ VIÊN - CHUYÊN ĐỀ: SỰ RA ĐỜI, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 

  •  - Phim tài liệu: Vì đạo pháp, vì dân tộc 

  •  - PHẬT GIÁO HÒA HẢO VỚI ĐẠO SỰ CẤT NHÀ CHO NGƯỜI NGHÈO 

  •  - PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN CHÙA XẺO MÔN (LONG ĐIỀN B, CHỢ MỚI, AG) MỞ LỚP KỸ NĂNG XOA BÓP BẤM HUYỆT 

  •  - BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GH PGHH, BAN TRỊ SỰ PGHH XÃ CHÂU PHONG TRAO QUÀ KHUYẾN HỌC Ở XÃ CHÂU PHONG (TX. TÂN CHÂU, T. AN GIANG) 

  •  - Tổ cất nhà từ thiện thị trấn Phú Mỹ huyện Phú Tân học tập và làm theo Bác 

  •  - Đường vào mộ Cậu Hai Nhu sẽ không còn bị nghẽn nữa... 

  • LỊCH THUYẾT GIẢNG
  •  - Lịch Lớp Bồi dưỡng Giáo lý căn bản (khai giảng từ 12/7/2020 đến 15/8/2020) 



  • LIÊN KẾT WEBSITE
    TIẾNG TỪ BI
     Sấm giảng (sách)
     Thi văn Giáo lý (sách)
     VIDEO TIẾNG TỪ BI
    LỊCH THUYẾT GIẢNG
     Video Thuyết Giảng Giáo Lý
    PHIM TÀI LIỆU
     Phim tài liệu
     Đại lễ
     Tu Rèn Tâm Trí
     Muốn Về Cõi Phật
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
     Đang online:  436
     Hôm nay:  166
     Hôm qua:  3,604
     Tuần này:  14,156
     Tuần trước:  25,103
     Tháng này:  585,993
     Tháng trước:  560,149
     Tất cả:  5,809,865
    HẠNH TU CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO - 09:36:00 PM | 23/06/2015

    HẠNH TU CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO

      NGƯT, NB, Th S Nguyễn Huy Diễm

    Phó Trưởng ban Thường trực

    Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH.

    hanhtu 1

    Bài phát biểu (tóm tắt) Hội thảo quốc tế: “ Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của Châu Âu và Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng và tôn giáo” tại Hà Nội, ngày 26/9/ 2014.

    Hội thảo do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ đối thoại chiến lược EU – Việt Nam.

    The workshop is funded by the European Union and facilitated by the EU – Vietnam Strategic Dialogue Facility.

    hanhtu 2

     Tại Việt Nam, “Hơn ba phần tư thế kỷ xiển dương chánh pháp, Phật Giáo Hòa Hảo đã phổ truyền giáo pháp “Học Phật – tu Nhân” với hàng triệu nhân sanh, giữ gìn giáo lý chơn truyền, góp phần cùng nhân dân cả nước nêu cao truyền thống yêu nước, phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa dân tộc”.

    Giáo pháp “học Phật – tu Nhân” chủ yếu lấy việc báo đáp tứ ân làm căn bản tu hành mang lại lợi ích cho quần sinh và xã hội của Phật Giáo Hòa Hảo đã dần dần và thực sự trở thành nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình duyên hợp đạo đời; luôn gắn bó với từng cuộc sống đời thường của mỗi tín đồ trong mối tổng hòa các quan hệ xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống v.v. Do đó, người tín đồ PGHH chơn tu tâm đạo bao giờ cũng nhận chân giá trị giáo dục tích cực đã thấm nhuần trong giáo lý cao siêu và thực tế của tôn giáo mình để vận dụng hằng ngày vào cuộc đời hành đạo của người cư sĩ tại gia.

     “Hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội, cho chúng sanh”; “Tích cực cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế” ( theo Hiến chương Giáo hội PGHH 2014 - 2019) chính là một hạnh tu của người tín đồ PGHH, đó là:

     I- Hạnh tu phước.

    Trong thời đại hiện nay, PGHH là một tôn giáo nội sinh, một nền đạo xuất phát từ lòng dân tộc Việt Nam do Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ sáng lập từ năm 1939 đã tồn tại và phát triển; là đạo nhập thế đã vì đời mà xuất hiện để hoằng pháp lợi sinh. Đức Giáo Chủ khẳng định: “Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện những đức tánh cao cả và thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại được cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh, thì đó là sự thỏa mãn trong đời hành đạo của mình” (1946)

     Noi theo gương hạnh “Bồ Tát” của Đức Tôn sư, người tín đồ PGHH luôn tu hành cả “phúc” lẫn “tuệ” không chỉ vì hạnh phúc của bản thân mai sau mà còn phải trau dồi trí tuệ, tinh chuyên hành trì hạnh tu bố thí “Làm hết các việc từ thiện, tránh tất cả điều độc ác, quyết rửa tấm lòng cho trong sạch”, đã “Tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở” góp phần làm cho nước nhà ngày thêm cường thịnh; gắn bó với đời, xây dựng cuộc sống hòa vui góp phần “ Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”.(Bài không buồn ngủ 1940)

     II- Noi theo tấm lòng của Đức Huỳnh Giáo Chủ đối với người nghèo là bổn phận thiêng liêng của mỗi người tín đồ PGHH.

    Lòng thương người nhất là đối với người nghèo, đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, được tổng kết thành triết lý “Thương người như thể thương thân”, biến thành hành động nhân đạo “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Từng thế hệ kế tiếp nhau làm phong phú truyền thống tốt đẹp này. Đức Giáo Chủ đã tiếp nhận, phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa truyền thống đó của ông cha và đã thể hiện đậm đà qua Sấm giảng Thi văn giáo lý.

     Những ý tưởng, lời khuyên răn của Đức Huỳnh Giáo Chủ cách đây đã 75 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị thực và đang đi vào cuộc đấu tranh “xóa đói giảm nghèo” mà Đảng và Nhà nước đang tổ chức, phát động. Tín đồ PGHH vốn là người lao động, giàu lòng nhân ái, nghiêm cẩn phụng hành lời dạy của Đức Tôn sư nên đã hăng hái nhiệt tình trong việc cứu giúp đồng bào, làm hết các việc từ thiện để mong đem lại “Cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh”… thể hiện bản chất của người lao động; bản chất truyền thống của dân tộc. Bản chất nhân ái này được nhân lên gấp bội trong thời đại ngày nay, “Ân đồng bào và nhân loại” do Đức Giáo Chủ khởi xướng được mở rộng thành lòng yêu thương cả những người của các dân tộc khác nhau trên thế giới, Ngài cho rằng “Cái tình ấy nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các tầng lớp đẳng cấp xã hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân loại Chúng sanh”.

     Thế, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay đồng bào mình gây ra tai hại cho các dân tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỷ xã và hãy tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn”.

     III- Hoạt động xã hội - từ thiện của Phật giáo Hòa Hảo đã và đang góp phần ổn định an sinh, phát triển xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế .

    Đạo sự từ thiện xã hội của Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay chính là nét đặc trưng, là hoạt động xương sống của toàn Đạo, thực hành giáo pháp “học Phật - tu Nhân”, tại gia cư sĩ.

    hanhtu 3Nét đặc trưng ấy xuất phát từ tấm lòng nhân ái bao la và việc làm phước thiện của toàn thể tín đồ mà đa số là nông dân.

    Các hoạt động có hiệu quả mà cả xã hội đồng tình ủng hộ:hanhtu4

     1- Cứu giúp người nguy khó – giảm bớt đói nghèo bệnh tật: Đây là sơ nét một số những hình ảnh hoạt động trong đời sống tôn giáo của người tín đồ PGHH ở Việt Nam cụ thể như: tổ chức hàng nghìn đợt cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn ở các địa phương từ Tây Nam bộ, đến Miền Trung ruột thịt; hỗ trợ hàng ngàn bệnh nhân mổ mắt, thường xuyên chuyển về các bệnh viện chuyên khoa mắt ở TP Hồ Chí Minh (lo phương tiện ăn, ở đi và về); hằng trăm xe đưa rước bệnh nhân nghèo cấp cứu và người qua đời không phân biệt tín đồ, người có tôn giáo hoặc không tôn giáo; hàng nghìn lượt người tham gia hiến máu nhân đạo; tổ chức ở nuôi dưỡng người già, bệnh tật cô đơn, trẻ mồ côi, mắc điện miễn phí cho nhiều hộ nghèo; lập hàng trăm Tổ cơm, cháo, nước miễn phí tại các bệnh viện, trường học và nhiều bếp cơm khuyến học phục vụ sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và bà con lao động ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện,

    xã, phường, thị trấn có đông tín đồ từ Bình Định đến Cà Mau (17 tỉnh, thành).

    Mỗi năm, hằng trăm Ban Trị sự cơ sở tổ chức tặng quà cho đồng bào nghèo vui xuân đón tết, tặng sách vở, học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; tham gia hoặc thành lập nhiều Chi hội Khuyến học gắn với BTS cơ sở ở các tỉnh; sưu tầm thuốc Nam, chế biến thảo dược, có quy chế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Đông y (tỉnh, huyện); mua đất làm nghĩa địa, lập hằng trăm trại hòm miễn phí.v.v. Luôn quan tâm, tận tình chăm lo, trợ giúp cho mọi người (không phân biệt đạo đời) trong điều kiện có thể:

     2- Góp phần xây dựng nông thôn mới: Cất hàng nghìn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; xây hàng trăm cầu treo, cầu bê tông nông thôn; tu bồi rãi cát hàng nghìn km lộ nông thôn; vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; tham gia quỹ vì người nghèo; vòng tay nhân ái; nắm gạo tình thương; tặng quà hộ chính sách; động viên thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự; ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, bệnh nhân aids…

     hanhtu 5Thông qua các phong trào đoàn kết xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư, nhiều địa phương có đông tín đồ PGHH đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến:

    1/- Có nhiều xã đạt thành tích là xã văn hóa và một số xã gần đây đạt danh hiệu nông thôn mới ở các tỉnh đông tín đồ như: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp .v.v.

     2/- Nhiều cá nhân được nhân dân địa phương phong tặng danh hiệu như “Vua cầu treo” Phạm Ngọc Quý (Châu Phú, An Giang); “Thần đèn” Cẩm Lũy (Hồng Ngự, Đồng Tháp); “Tam gia cầu treo nông thôn” Nguyễn Văn Hùng, Thạch Văn Nhơn, Phạm Văn Liếu (Châu Thành, An Giang); chuyên gia cất cầu bê tông nổi bật như: Nguyễn Văn Thảo tự Chín Hoa (Thoại Sơn, An Giang); Võ Văn Út, tự Út Ngộ (Trưởng Ban Trị sự xã Vĩnh An, Châu Thành, An Giang) v.v.hanhtu 6

     Ông Mai Văn Đâu, 64 tuổi đời, là Trị sự viên PGHH xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, từ trước năm 1999 đến nay đã lập đội xây cầu thí công cùng với sự góp sức của Nhà nước và nhân dân, xây được 94 cây cầu gỗ, 98 cầu bê tông. Mỗi cây trọng tải từ 2 tấn rưởi đến 5 tấn làm lợi cho xã hội từ 55 đến 60 tỷ đồng. Người Trị sự viên cơ sở phụ trách từ thiện xã hội PGHH Hai Đâu đã đạt Huân chương lao động hạng 3, và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, huy chương Chữ thập đỏ, Kỷ niệm chương của Bộ giao thông vận tải; trên 40 bằng khen, giấy khen của tỉnh Đồng Tháp và được mời dự các Hội nghị điển hình tiên tiến do Trung ương tổ chức tại Hà Nội những năm 2010, 2012 và 2014.

    hanhtu 7Ông Châu Thành Phú, tên thường gọi Tư Phú, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là tín đồ PGHH, do có biệt tài trong việc trị phèn, biến những vùng đất bị nhiễm phèn nặng thành những vùng đất màu mỡ tốt tươi ở khu vực Tứ giác Long Xuyên nên ông được người dân địa phương và các nhà khoa học tặng cho biệt hiệu “Vua trị phèn”. Người tín đồ nông dân Tư Phú đã cho ra đời 84 loại giống có khả năng thích ứng với vùng đất phèn (trong đó có 2 loại giống TP1 và TP2 do chính ông là tác giả, cho lai từ bố mẹ là OM 1490 và Jasmine 85; OM 2517 và Jasmine). Hàng năm ông cung cấp trên 100 tấn lúa giống nguyên chủng và xác nhận, và được chọn làm Tổ giống điểm của tỉnh An Giang. Ông đã nhiều lần được mời làm diễn giả, trực tiếp giao lưu trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trị phèn với bà con Đồng bằng sông Cửu Long như chương trình “Nhịp cầu nhà nông” của Đài truyền hình Cần Thơ, chương trình “Gặp gỡ bốn nhà” của Đài truyền hình An Giang và Đồng Tháp, chương trình “Gương sáng quanh ta”.v.v. Ông được Thủ tướng Chính

    phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhiều bằng khen cấp bộ, UBND tỉnh và Tuyên dương công đức của Ban Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.

     3 - Khuyến khích cần kiệm sốt sắng lo làm ăn, tăng gia sản xuất; khuyến tu, khuyến thiện, khuyến nông, khuyến học, khuyến tài: Động viên tín đồ học nghề, tạo việc làm chánh nghiệp, chủ động tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, tăng gia sản xuất nông nghiệp, phát huy thế mạnh Đồng bằng sông Cửu Long, có rất nhiều tín đồ là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được Nhà nước vinh danh.

     Trị giá hoạt động xã hội – từ thiện mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, từ năm 1999 đến nay ước tính toàn diện đã đóng góp công của cho xã hội trên nghìn tỷ đồng; góp phần vào công cuộc an sinh xã hội từng bước tiến vững chắc vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.hanhtu 8

     Những số liệu tổng kết các chương trình đạo sự trọng tâm qua 3 nhiệm kỳ đến nay đã nói lên tấm lòng và nội năng trì hành hạnh tu phước của người tín đồ PGHH. Sự phát triển vượt trội năm sau cao hơn năm trước cho thấy công dụng không thể thiếu của đạo lý Tôn giáo đối với cộng đồng xã hội.

     Toàn nhiệm kỳ I, hoạt động xã hội – từ thiện đem lại hữu ích cho nhân sinh là 22.342.267.729 đồng, đến cuối nhiệm kỳ III đã đạt 734.447.232.000 đồng (tăng gấp 32,8 lần).

    Có thể nói thành quả của hàng chục mô hình hoạt động xã hội – từ thiện khá phong phú đa dạng theo lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ “Làm hết các việc từ thiện”không phân biệt Đạo, Đời như nêu trên đã đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng học tập của học sinh, mà đa số học sinh nghèo, mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cao mặt bằng dân trí ở những địa bàn xa trung tâm đô thị, thành phố. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ, tại Hội nghị Ban Trị sự Trung ương PGHH lần XI ngày 17/1/2014 đã đánh giá cao về hoạt động xã hội – từ thiện: “ Thành quả hoạt động XH – TT của PGHH mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc”

     Đạt được các thành quả khiêm tốn như đã trình bày trên là nhờ vào sự hỗ trợ về mặt pháp lý và tình lý của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương; nhờ vào tấm lòng nhân ái chan hòa của người tín đồ PGHH vốn dĩ thấm nhuần giáo lý tứ ân, học Phật – tu Nhân cao siêu mà thực tế của Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ tại Việt Nam.

     IV- Kết luận:

    Giáo pháp “ Học Phật – Tu Nhân” của tôn giáo PGHH bắt nguồn từ văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc đã và đang đi vào lòng tín đồ luôn gắn bó hòa nhập cộng đồng với đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Tôn chỉ hành đạo quy nguyên Phật pháp, canh tân giáo điều đang duyên hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau đối với người dân lao động PGHH thời đổi mới và sự phát triển của cơ chế thị trường. Tính nhân văn trong giáo lý PGHH ngày càng thể hiện rõ nét,

    góp phần không nhỏ vào quá trình tu nhân, tích đức, hành thiện giúp đời vô vị lợi của người tín đồ PGHH hiện nay:

    “ Giúp đời đừng đợi trả ơn

    Miễn tròn bổn phận hay hơn bạc vàng”

    (Sám giảng quyển ba)

    Và họ không ngừng tôi luyện một khối tình yêu đượm nồng, chan chứa trên hoàn vũ theo gương hạnh của Đức Tôn Sư:

     “Ta đã đa mang một khối tình

    Dường như thệ hải với sơn minh

    Tình yêu mà chẳng riêng ai cả

    Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh”

    (Tình yêu - 1946)

     Qua những hoạt động đạo sự xã hội – từ thiện của Đạo PGHH đồng hành cùng Dân tộc trong bối cảnh tôn giáo Việt Nam hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng: bằng tất cả sự phấn đấu “Nỗ lực hy sinh cho xứ sở” theo lời dạy của Đức Giáo Chủ, chắc chắn PGHH sẽ ngày càng thực sự xứng đáng là một tổ chức tôn giáo nội sinh, một lực lượng xã hội văn hóa tâm linh, góp phần lành mạnh hóa nhân tâm và sự tiến bộ xã hội .

    NHD


      Theo dòng sự kiện:
      Các bài viết mới hơn:
        Bế giảng Lớp Bồi dưỡng giáo lý căn bản khóa 292   - 29/01/2016
        Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH tiếp Đoàn Ban Tôn giáo và Ban Đại diện PGHH tỉnh Hậu Giang   - 29/01/2016
        Ban Đại diện tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Đại lễ 18 tháng 5 Ất Mùi   - 29/01/2016
        Đoàn Văn hóa Thông tin và UBMTTQVN các huyện, thị, thành phố trong tỉnh An Giang đến thăm và làm việc với Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo   - 15/09/2015
        RỰC RỠ HOA LÒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC   - 24/06/2015
        NGHĨ VỀ NGÀY KỶ NIỆM ĐẢN SINH   - 24/06/2015
        TỨ TRỌNG ÂN   - 23/06/2015
        TIẾP ĐOÀN BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ   - 23/06/2015
      Các bài viết cũ hơn:
        Báo cáo nhanh Hội lễ 25/11 Âm lịch (Giáp Ngọ)   - 23/06/2015
     BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
    Địa chỉ: An Hòa Tự - TT. Phú Mỹ - H. Phú Tân - An Giang

    © 2014-2015 Bản quyền thuộc về Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo


     

    Hotline:
    18001742

       Chia sẻ với bạn bè trên