GIỚI THIỆU
THÔNG BÁO
TIN TỨC SỰ KIỆN
ĐẠO SỰ TỪ THIỆN XÃ HỘI
TIN ĐẠI LỄ
TẠP CHÍ HƯƠNG SEN
DIỄN ĐÀN

  
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
 Hệ thống Tổ chức Giáo hội
VĂN BẢN ĐẠO QUY
 Hiến chương
 Quy chế
 Nội quy
THÔNG TIN ĐẠO SỰ
  •  - Công an An Giang và Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo sơ kết mô hình ‘2 An’ 

  •  - BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO XÃ KHÁNH HÒA HỖ TRỢ QUÀ CHO HỘ NGHÈO VÀ HỌC SINH 

  •  - Thêm địa chỉ chữa bệnh từ thiện ở huyện Phú Tân 

  •  - Những người hào phóng với quê hương 

  •  - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Hòa An cất nhà tình thương cho hộ nghèo Ấp Bình Quới 

  •  - TP.HCM - HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 

  •  - BAN TRỊ SỰ XÃ HÒA BÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG CẦU AN QUỚI I 

  •  - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Tân Phong bàn giao 20 căn nhà từ thiện 

  •  - XOA DỊU NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM 

  •  - TỔ CẤT NHÀ TỪ THIỆN CỦA BAN TRỊ SỰ GH PGHH P. TÂN LỘC CẤT NHÀ CHO HỘ NGHÈO 

  • LỊCH THUYẾT GIẢNG
  •  - Lịch Lớp Bồi dưỡng Giáo lý căn bản (khai giảng từ 12/7/2020 đến 15/8/2020) 



  • LIÊN KẾT WEBSITE
    TIẾNG TỪ BI
     Sấm giảng (sách)
     Thi văn Giáo lý (sách)
     VIDEO TIẾNG TỪ BI
    LỊCH THUYẾT GIẢNG
     Video Thuyết Giảng Giáo Lý
    PHIM TÀI LIỆU
     Phim tài liệu
     Đại lễ
     Tu Rèn Tâm Trí
     Muốn Về Cõi Phật
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
     Đang online:  90
     Hôm nay:  344
     Hôm qua:  2,622
     Tuần này:  12,952
     Tuần trước:  20,636
     Tháng này:  381,666
     Tháng trước:  435,123
     Tất cả:  5,251,629
      THÔNG BÁO 
       Thông Báo. 
    BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẠO SỰ NHIỆM KỲ IV (2014-2019) - 04:33:52 PM | 14/07/2020

     

    BÁO CÁO TỔNG KẾT

    HOẠT ĐỘNG ĐẠO SỰ NHIỆM KỲ IV (2014-2019)

     

    (DỰ THẢO)        

     

                     PHẦN THỨ NHẤT

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

    TOÀN ĐẠO LẦN THỨ IV (2014-2019)

     

    A.   ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

     

    Đại hội đại biểu toàn đạo lần thứ V diễn ra vào ngày 04- 05/6/2019 với 850 đại biểu của 19 tỉnh, thành phố trong hệ thống Giáo hội; quý quan khách đại diện các bộ, ngành Trương ương, địa phương; các tôn giáo bạn và các Mạnh Thường quân tham dự là niềm cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần cho Đại hội đạt mục đích, yêu cầu đề ra và thành công tốt đẹp.

    Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH nhiệm kỳ IV (2014-2019) bắt đầu nhiệm vụ trên cơ sở nối tiếp thành quả các hoạt động đạo sự của nhiệm kỳ III trong toàn cảnh thuận lợi là cơ bản, chủ yếu và là tiền đề có tính quyết định cho toàn bộ các hoạt động của nhiệm kỳ IV theo đường hướng nhất quán từ Đại hội I là “vì Đạo pháp, vì Dân tộc”.

    Các thuận lợi là: chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng cụ thể. Các cơ quan Trung ương và địa phương đã luôn quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho BTS.TƯ và cả hệ thống Giáo hội trong suốt quá trình hoạt động. Đường hướng hành đạo ghi trong Hiến chương là “ vì Đạo pháp- vì Dân tộc”, sự cụ thể hóa giáo pháp học Phật tu Nhân, tại gia cư sĩ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tình cảm và nguyện vọng của toàn thể tín đồ. Nhân sự BTS.TƯ và cơ sở, các Ban và bộ phận chuyên ngành trực thuộc được bổ sung, củng cố, tăng cường. Hoạt động phổ truyền giáo lý được tổ chức rộng khắp, hoạt động từ thiện xã hội được tiến hành thường xuyên, nhiều gương điển hình và nhiều mô hình tốt được biểu dương; BTS.TƯ, Ban Thường trực BTS.TƯ điều hành các chương trình đạo sự được Đại hội thông qua đúng Hiến chương và đúng pháp luật Nhà nước. Đời sống mọi mặt của tín đồ từng bước được nâng cao, nhu cầu tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo chính đáng được đáp ứng nên hầu hết tín đồ yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, tinh tấn tu hành và chuyên cần làm ăn, đoàn kết, ủng hộ các chương trình đạo sự do BTS.TƯ đề ra.

    B. KẾT QUẢ CỤ THỂ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN ĐẠO LẦN IV.

    I. XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG GIÁO HỘI ĐOÀN KẾT, HOẠT ĐỘNG THEO HIẾN CHƯƠNG VÀ PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC.

    1/ Tu chính các văn bản đạo quy cho phù hợp với Hiến chương.

    Trên cơ sở Hiến chương Giáo hội PGHH được đại biểu toàn đạo lần IV điều chỉnh, bổ sung và thông qua, Ban Trị sự Trung ương đã tu chính và ban hành các văn bản đạo quy dưới Hiến chương gồm:

    1. Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

    2.  Nội quy hoạt động của Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH.

    3.  Nội quy hoạt động của Ban Phổ Truyền giáo lý

    4. Nội quy hoạt động của Ban Tổ Chức & Nhân sự

    5. Nội quy hoạt động của Ban Từ Thiện xã hội

    6.  Nội quy hoạt động của Ban Tài chính

    7.  Nội quy hoạt động của Ban Kiểm soát

    8.  Nội quy hoạt động của của giáo lý viên

    9. Quy chế hoạt động của Ban Trị sự xã, phường, thị trấn

          10. Nội quy hoạt động của Ban Đại diện PGHH tỉnh, TP

    11- Quy định về hoạt động của Ban kiểm tra liên ngành Trung ương.

    12. Nội quy nhà nghỉ tập thể BTS TƯ.

    Ý thức chấp hành Hiến chương và các văn bản đạo quy trong hệ thống tổ chức của Giáo hội được nâng lên. Các nguyên tắc dân chủ (dân chủ đa số và tập trung dân chủ), các quan hệ quản lý và các quan hệ phối hợp giữa BTS.TƯ và các BTS cơ sở, giữa các Ban chuyên ngành và Ban Đại diện tỉnh, thành phố được xác lập giúp toàn bộ hệ thống Giáo hội vận hành ổn định.

    2/ Quan hệ giữa Giáo hội với hệ thống Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật được giữ vững.

    Là tổ chức có tư cách pháp nhân bình đẳng trong cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam, Giáo hội từng bước xác lập mối quan hệ phối hợp với chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, tôn giáo, với mục tiêu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    Đối với các vấn đề có liên quan nhiều tỉnh, thành phố, Ban Thường trực BTS.TƯ đều có tờ trình Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ theo đúng quy định của Pháp lệnh, Luật tín, ngưỡng tôn giáo. Đối với các vấn đề có liên quan đến tỉnh An Giang, huyện Phú Tân, Ban Thường trực tiếp phối hợp, thống nhất với các cơ quan chức năng của địa phương. Do có sự quan hệ chặt chẽ như trên, các hoạt động đạo sự ở tất cả các tỉnh, thành phố có hệ thống Giáo hội hầu hết đều được tiến hành thuận lợi. Những khó khăn, nếu có cũng sớm được khắc phục bằng các giải pháp hài hòa.

    Ban Thường trực BTS.TƯ thực hiện nhiệm vụ điều hành giữa hai kỳ họp của BTS.TƯ, định hướng và chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các vấn đề có liên quan đến hoạt động của BTS 2 cấp và sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Bình quân, hằng tháng, Ban Thường trực tiến hành các phiên họp để nắm tình hình chung và đề ra định hướng mới cho từng hoạt động cụ thể. Trong quyết định một vấn đề dù nhỏ hay lớn, Ban Thường trực luôn bảo đảm nguyên tắc dân chủ đa số, sau khi đã thảo luận, Ban Thường trực ra nghị quyết chung.

    Phương pháp làm việc đó đã có hiệu quả trong thực tiễn. Nó vừa bảo đảm các hoạt động được tiến hành đồng bộ, vừa bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, các bộ phận chuyên ngành, tập trung chú ý, phát huy nội lực của từng địa phương, cơ sở, của từng tín đồ trong việc “Thực hành trên thiệt tế bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh”.

    Các nghị quyết của Ban Thường trực BTS.TƯ được cụ thể hóa bằng văn bản, trong đó có 8.766 công văn đi trong hệ thống Giáo hội và các cơ ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ý kiến, ý chí tập thể lãnh đạo của BTS.TƯ, là tâm tư nguyện vọng của toàn thể tín đồ. Các văn bản bảo đảm đúng thể thức, trình tự thủ tục theo quy định của Hiến chương, của các văn bản đạo quy, phù hợp quy định hành chính Nhà nước.

    II. HOẠT ĐỘNG PHỔ TRUYỀN GIÁO LÝ ĐƯỢC MỞ RỘNG:

    Bốn phương thức phổ truyền trong 05 năm qua đã mang lại những thành tựu đáng khích lệ, đáp ứng được sự mong mõi của bà con đồng đạo, đó là:

    1/ Thuyết giảng;

    2/ Mở lớp bồi dưỡng giáo lý căn bản;

    3/ Tận dụng các phương tiện truyền thông: in ấn kinh, sách, băng đĩa, nâng Tập văn Hương sen thành Tập chí Hương sen xuất bản định kỳ;

    4/ Nghiên cứu, chú giải giáo lý PGHH…

    Ban Phổ truyền giáo lý hiện có đội ngũ giáo lý viên được đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng, được phân công thuyết giảng ở những cơ sở thờ tự được công nhận hoặc nhà tín đồ được phép tổ chức, thuyết giảng sát hợp với tôn chỉ hành đạo.

    Số lần thuyết giảng tại 49 chùa là 2.283 lần, 2.573 lượt Glv giảng, khoảng 251.130 người tham dự. Số lần thuyết giảng ở ngoài cơ sở thờ tự là 6.242 lần, 9.120 lượt Glv giảng, 936.300 người tham dự. Thuyết giảng điểm lễ 18/5 và 25/11 là: 1.202 điểm, 1.338 lượt Glv thuyết, 96.640 người tham dự. Tổ chức Hội giảng định kỳ hàng tháng ở 3 cụm: An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ là 20 lần.

    Mở 131 lớp BDGLCB, 3.275 lượt Glv giảng, có 12.403 học viên.

    - Công tác in ấn – phát hành từng bước được đẩy mạnh; các ấn phẩm ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tăng số lượng.

    Sấm giảng, Thi văn 114.711 quyển, Tôn chỉ hành đạo 147.744 quyển, chân dung 102270 ảnh, Muốn về cõi Phật 3.700 quyển, Tu rèn tâm trí 5.500 quyển, Pháp luận 3.500 quyển, Lịch sử An Hòa Tự 3.200 quyển, đĩa CD, VCD 140.049, đĩa 70 năm phát triển 8.856, Tạp chí Hương sen: 49.988 quyển, Tám điều răn 103.793 tờ, phụng tạo trần dà 18.426 tấm.

                                                     

    III. HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI ĐẠT NHIỀU THÀNH TỰU ĐÁNG KỂ:

    Đạo sự từ thiện - xã hội là nét đặc trưng của giáo pháp học Phật tu Nhân, tại gia cư sĩ, là sự thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người trong đạo đức truyền thống của dân tộc. Các hoạt động có hiệu quả mà cả xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao là: cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, cầu nông thôn, hòm thí, tặng quà đồng bào nghèo vui xuân, hỗ trợ bịnh nhân mổ mắt đặt thủy tinh thể, xe đưa rước bịnh nhân cấp cứu từ tuyến dưới lên tuyến trên, hỗ trợ gạo các tổ từ thiện nấu cơm cháo, nước tại các bịnh viện trong khu vực, sưu tầm thuốc nam, chế biến thảo dược, mua đất lập nghĩa địa, tặng sách, vở học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ tài vật cho các hội khuyến học, tổ chức điều hành các bếp ăn khuyến học, phục vụ nhân dân lao động, cứu trợ hỏa hoạn, thiên tai… Trong những năm gần đây các hoạt động từ thiện – xã hội của tín đồ PGHH có mở rộng phạm vi và chuyển biến tích cực như là: vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, tham gia quỹ người nghèo, vòng tay nhân ái, hiến máu nhân đạo, nắm gạo tình thương, nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi, kéo dây điện đem ánh sáng đến những hộ nghèo ở nông thôn, tặng quà các hộ chính sách; tặng quà và động viên thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự, ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, bệnh nhân AIDS, quỹ học bỗng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học.

    Ngoài các hoạt động đã có truyền thống như trên, năm 2018 nổi lên một mô hình mới được thực hiện bước đầu, đã thành lập được 01 tổ cất nhà từ thiện PGHH, đồng thời BTS TƯ ký phối hợp với UBMT TQ VN tỉnh An Giang mô hình mới là bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, BTS TƯ đã thành lập tiểu ban khuyến học và đã có văn bản hướng dẫn các Ban Trị sự cơ sở thành lập chi hội khuyến học ở địa phương.

    Mô hình này là sự cụ thể hóa chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm các công trình phúc lợi xã hội. Thông qua kết quả đạt được BTS cơ sở xác lập niềm tin đối với chính quyền, Mặt trận đoàn thể địa phương. Mô hình xây cầu bê tông ở  BTS cơ sở làm chủ công trình là phương thức mới gắn hoạt động TTXH với công cuộc xây dựng nông thôn mới do Nhà nước phát động vì lợi ích của cộng đồng trong đó có tín đồ PGHH; hoặc mô hình bếp ăn khuyến học của xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, bếp ăn phục vụ cộng đồng ở P. Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, quỹ học bỗng khuyến học, khuyến tài của tỉnh Bến Tre (được báo cáo điển hình ở Hội nghị do Hội khuyến học Trung ương tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng là mô hình tốt cần được nhân rộng.

    Có thể khẳng định, hoạt động từ thiện xã hội của toàn đạo PGHH luôn thể hiện tính nhân văn sâu sắc theo giáo lý chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ được Ủy ban Trung ương MTTQVN, UBMTTQ VN các tỉnh, thành phố và tôn giáo bạn đánh giá cao.

    Tổng số quy thành tiền các hoạt động từ thiện – xã hội và nhân đạo trong nhiệm kỳ IV (2014 – 2019): 1.928.215.593.000đ (Một ngàn chín trăm hai mươi tám tỷ, hai trăm mười lăm triệu, năm trăm chín mươi ba ngàn đồng).

    Chỉ tính ở một số loại hình hoạt động từ thiện xã hội ở 17 tỉnh, TP số lượng như sau:

    1/ Sửa chữa, cất mới nhà tình thương, nhà ĐĐK được: 340.781.335.000đ

    2/ Sửa chữa, cất mới các dạng cầu: 401.247.822.000đ

    3/ Cây mùa xuân: 60.552.043.000đ

    4/ Vì con người: 163.754.866đ

    5/ Bếp ăn tình thương: 482.533.366.000đ

    6/ Quỹ vì người nghèo: 84.290.994.000đ

    7/ Nhà thuốc thảo dược: 167.482.797.000đ

    8/ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo: 227.572.370đ

                                                         

    IV. CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC NHÂN SỰ THUỘC HỆ THỐNG GIÁO HỘI:

    Tổ chức từng bước được mở rộng, nhân sự được kiện toàn dần để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống Giáo hội, vừa đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tín đồ mong muốn có tổ chức tại địa phương để được hướng dẫn tu tập theo đúng giáo lý chân truyền và Hiến chương của Giáo hội, phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

    Trong tiến trình mở rộng và phát triển tổ chức, ngoài nỗ lực tự thân của các thành viên Ban Tổ chức & Nhân sự Trung ương, phải kể đến sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể địa phương, sự tích cực phối hợp chặt chẽ của Ban Đại diện các tỉnh, TP, sự đồng thuận của tín đồ.

    Bài học thực tiễn rút ra ở Đại hội III vẫn đúng trong 05 năm qua là: về công tác tổ chức nhân sự, nơi nào có đông tín đồ là nơi đó có yêu cầu tổ chức BTS cơ sở; nơi nào có tổ chức BTS cơ sở là nơi đó việc tu hành của tín đồ được hướng dẫn theo đúng tôn chỉ hành đạo của Đức Thầy và đường hướng Giáo hội, tín đồ được hướng dẫn đóng góp nhiều hơn cho công tác từ thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hạn chế những hành vi, biểu hiện sai lệch tôn chỉ giáo lý. Nhân sự được cử vào BTS các cấp là những công dân tốt, tín đồ tiêu biểu, tự nguyện đóng góp một phần công sức của mình cho việc đạo.

    1. Các Đại lễ 18/5 và 25/11 thật sự là ngày lễ thiêng liêng của toàn thể tín đồ PGHH, thể hiện lòng biết ơn, ý thức cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết nội bộ Đạo. Mặt khác, thắt chặt thêm tình đoàn kết tôn giáo, đạo đời, các Đại lễ đều diễn ra an toàn, trang nghiêm, chu đáo và tiết kiệm theo đúng tinh thần Thông bạch của BTS.TƯ. Mỗi kỳ, ngoài địa điểm trung tâm An Hòa Tự và Tổ Đình, còn lại các địa phương có tổ chức Giáo hội được tổ chức 1 điểm lễ. Có nơi có một BTS tổ chức 2 điểm lễ.

    Có gần triệu lượt người tham dự mỗi kỳ Đại lễ 18/5, ngày khai sáng đạo PGHH, hàng chục ngàn lượt người tham dự mỗi kỳ Đại lễ 25/11, ngày Đản sinh ĐHGC PGHH tập trung về Tổ Đình và chùa Thầy (An Hòa Tự); ở các điểm lễ tổ chức tại địa phương có ít nhất từ 200 đến 500 người đến nhiều ngàn tín đồ tham dự.

    Tổng số tiền lương thực, thực phẩm do đồng đạo tự nguyện đóng góp phục vụ miễn phí trong 10 kỳ Đại lễ (gồm 05 kỳ Đại lễ 18/5 và 05 kỳ Đại lễ 25/11 âl) quy thành tiền là: 34.020.429.095 đồng. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, bảo đảm cho việc tổ chức Đại lễ diễn ra chu đáo, an toàn, đúng kế hoạch. Có tỉnh, thành chưa có tổ chức BTS cơ sở nhưng theo yêu cầu của tín đồ, chính quyền vẫn cho tổ chức Đại lễ như tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương.

    2. Nhiệm kỳ qua đã mở được 21 lớp đạo sự hành chính tại các cụm tỉnh có đông BTS cơ sở hoặc có hướng dẫn về đạo sự hành chính (cung cấp các văn bản đạo quy, tài liệu đạo sự hành chính, sử dụng con dấu…), có 2.100 học viên tham dự. Mục đích để trang bị cho các TSV, nhân sự các ban chuyên ngành, tỉnh, TP, giáo lý viên hiểu biết về Hiến chương Giáo hội PGHH và các văn bản đạo quy có liên quan; phương pháp điều hành tổ chức và hoạt động của hệ thống Giáo hội cũng như những chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và đối với PGHH nói riêng.

    3. Trị sự viên các cấp, chức việc, nhân viên trực thuộc Trung ương được tham gia các lớp tập huấn về pháp luật do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại An Hòa tự; các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang tổ chức…

    Dù ngắn ngày, nhưng với tinh thần nghiêm túc học tập, các TSV, chức việc bước đầu ý thức được việc đưa các hoạt động vào đúng quy định của Hiến chương Giáo hội và pháp luật của Nhà nước là cần thiết để phục vụ các chương trình đạo sự do BTS.TƯ đề ra.

    4. Công tác điều chuyển, bãi miễn hoặc thay đổi chức danh, bổ sung nhân sự được tiến hành kịp thời, đúng theo Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước.

                                                    

    V. VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG VÀ BẢO VỆ NỀN ĐẠO:

    Ban Kiểm soát BTS-TƯ thường nhắc nhở và tổ chức kiểm soát, mục đích giữ gìn sự trong sáng của giáo lý chân truyền, bảo đảm đúng Hiến chương và Nghị quyết Hội nghị BTS-TƯ lần X (tháng 3/2019). Hoạt động của Ban Kiểm soát đã có chuyển biến trong thực hiện chức năng kiểm soát, bảo vệ sự đúng đắn trong mọi hoạt động, thực hiện đúng đường hướng hành đạo và sự chỉ đạo của Ban Thường trực BTS-TƯ, làm việc và đề xuất xử lý đối với nhiều trường hợp tập thể và cá nhân trực thuộc BTS-TƯ.vi phạm nội quy, thanh lý công nợ; bảo đảm sự minh bạch, công khai tiền công đức cúng dường; chấn chỉnh sai sót về giấy cảm tạ; củng cố Ban xây dựng các chùa; tiếp đơn, thư các loại: 08 đơn và đã giải quyết xong. Xét tuyên dương công đức 694 bằng, 6.669 giấy tuyên dương cho tập thể và cá nhân có nhiều công sức đóng góp cho Đạo. Thu cùi lai tiền, hiện vật 352, lưu hành 90, tổng xuất 442.

                                                   

    VI. ĐẠO SỰ TÀI CHÍNH – TẠO NGUỒN GÂY QUỸ HOẠT ĐỘNG:

    1. Kinh phí phục vụ các hoạt động đạo sự chủ yếu dựa vào sự hảo tâm đóng góp của tín đồ và các nhà Mạnh Thường quân.

    1.1. Trong nhiệm kỳ IV, tổng thu các nguồn trên là: 4.876.268.000đ.

    1.2. Tổng chi các hoạt động đạo sự nhiệm kỳ IV (không tính các khoản do Ban Quản tự An Hòa Tự trùng tu xây dựng) là: 4.904.561.000đ.

    Với kinh phí hoạt động có được từ nguồn như trên, chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, duy trì thường xuyên các hoạt động trọng tâm thuộc 4 chương trình đạo sự, nhiều nội dung chương trình đạo sự đề ra chậm được thực hiện do thiếu kinh phí để triển khai thực hiện.

    2. Quản lý tài sản: Việc quản lý tài sản từng bước được quản lý chặt chẽ, đúng nguyên tắc.

    3. Việc xây dựng trùng tu kiến trúc phụ ngôi An Hòa Tự và các chùa PGHH.

    - Ban Quản tự An Hòa Tự đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vừa bảo đảm việc trì hành lễ bái tại ngôi An Hòa Tự đúng tôn chỉ giáo lý.

    - Đến nay đã có 49 cơ sở thờ tự ở các tỉnh, TP được công nhận là chùa PGHH.

    4. Đang xây dựng và trùng tu được 10 chùa

    - Huê Viên Tự, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

    - Hiệp Hòa Tự, xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

    - Vĩnh Khánh Tự, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TPCT

    - Vạn An Tự, phường Thới Long, Quận Môn, TPCT

    - Giáo Hòa Tự, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TPCT

    - An Thới Tự, Phường Thới An, Quận Ô Môn, TPCT

    - Phật giáo Tự, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, ĐT

    - Tam Hòa Tự, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, ĐT

    - HảoTâm Tự, TT An LạcThôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

    - An Hòa Tự B, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

    5. Khảo sát, đăng ký với chính quyền xin được công nhận các cơ sở thờ tự PGHH.

    6. Đã tổ chức lớp tập huấn về quản lý và điều hành tài chính giáo sản cho cụm tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

    VII. ĐẠO SỰ HÀNH CHÁNH VĂN PHÒNG:

    1. Trong điều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và nhân sự có trình độ nghiệp vụ, nhưng bộ phận văn phòng đã có nhiều phấn đấu thực hiện nhiệm vụ hành chính (quản lý hành chính, quản trị cơ sở vật chất, trụ sở BTS-TƯ, điện, nước, phục vụ hội, họp, tiếp khách…) và nỗ lực để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; đã phối hợp chặt chẽ với các Ban, bộ phận trực thuộc BTS-TƯ tổ chức thành công các lớp hành chính đạo sự; lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; chăm lo các việc quan, hôn, tang, tế; đáp ứng yêu cầu tổng hợp thông tin thành trang thời sự đăng báo Hương sen; kịp thời phản ánh diễn tiến Đại lễ 25/11 âl lên trang Wibsite. Đã hình thành nội quy và bộ khung tổ quản lý nhà nghỉ tập thể BTS-TƯ.

    - Công văn đến: 2.209 (trong hệ thống 1.680; ngoài hệ thống 529).

    - Phát hành 9.339 công văn (trong hệ thống 8.766; ngoài hệ thống 573).

    2. Đảm bảo tương đối tốt các nguyên tắc hành chính trong quản lý con dấu (mộc) quản lý, lưu trữ hồ sơ…

                                               

     

    VIII. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ:

    Chất lượng hoạt động của các Ban Đại diện các tỉnh, TP có chuyển biến tích cực, nhất là trong ý thức chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Thường trực BTS-TƯ. Trong đó, hoạt động đạt thành tựu to lớn, góp phần tác động tích cực đến quá trình an sinh xã hội ở địa phương, được đồng đạo, đồng bào ủng hộ, chính quyền địa phương đánh giá cao là hoạt động từ thiện xã hội phối hợp chặt chẽ với MTTQ, Ban Tôn giáo tỉnh, thành tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và tín đồ chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

    IX. HOẠT ĐỘNG TẠP CHÍ HƯƠNG SEN-TRANG WEBSITE-TỔ THỜI SỰ-TIN HỌC VĂN PHÒNG:

    1.Tạp chí Hương Sen:

    - Trong nhiệm kỷ IV Tạp chí Hương sen phát hành kịp thời, từ hình thức đến nội dung đã có nhiều tiến bộ: có bài viết của lãnh đạo Ban Trị Trung ương, Ban Tôn giáo tỉnh An Giang, nhà văn, nhà nghiên cứu; Hội văn học Nghệ thuật ở các tỉnh, thành: An Giang, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp … Các nhà thơ tên tuổi cũng đã cộng tác.

    - Trong năm năm qua đã phát hành 79.000 quyển tập chí hương sen

    2. Trang Website - Tổ Thời sự:

    Riêng năm 2018, Tổ Thời sự viết và đăng 186 bản tin, tăng 15 bản tin so với năm 2017. Tỷ lệ tăng 8,1 %, nhìn chung các bài viết, ghi hình ảnh có đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức cũng như kỹ thuật đăng trên Tạp chí. Bài viết phục vụ cho các chương trình đạo sự như Phổ truyền giáo lý, Từ thiện xã hội, Tổ chức nhân sự và các hoạt động khác phục vụ đạo sự. Số lượng truy cập 1.826.492.

    3. Tin học văn phòng:

    - Nữa cuối nhiệm kỳ IV đã mở được 9 lớp tập huấn đạo sự hành chính tin học văn phòng cho chức việc, giáo lý viên và Trị sự viên, tham dự tập huấn.

    * NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

     Bên cạnh những việc đã làm được, còn có những việc chưa làm được trọn vẹn trong công tác điều hành của BTS-TƯ, trong phương thức hoạt động của các Ban và bộ phận chuyên ngành, trong thực hiện nhiệm vụ của các Ban Trị sự cơ sở.

    Chủ yếu  là:

    1- Trong chỉ đạo, điều hành của Ban Thường trực BTS-TƯ có lúc, có nơi, có trường hợp giải quyết chưa kịp thời. Có trường hợp tồn tại chậm khắc phục gây tâm lý bức xúc, bất an cục bộ.

    Năng lực quản lý, điều hành của một số ban và bộ phận chuyên ngành còn bất cập, phối hợp chưa chặt chẽ nên có nơi, có lúc chưa đáp ứng được nhu cầu. Chức việc, nhân viên hành chính – văn thư còn thiếu và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu; chưa có kế hoạch đào tạo lâu dài.

    2- Từ thiện – Xã hội là hoạt động “xương sống” của toàn đạo, được tổ chức bằng nhiều mô hình phong phú và đa dạng, nhưng chưa thống kê được tổ chức mạng lưới từ thiện – xã hội từ Trung ương đến cơ sở thuộc hệ thống tổ chức PGHH; các hoạt động nhân đạo chưa đáp ứng và đồng hành với công cuộc đổi mới của đất nước. Những mô hình cũ chỉ cho “con cá” chứ không phải là “cần câu” tự câu được cá chưa huy động nguồn tài chính dự trữ cho hoạt động từ thiện – xã hội.

    3- Tài chính chỉ tạm đủ để ổn định các hoạt động đạo sự, nên đối với đội ngũ chức việc, nhân viên chưa có khoản chi phí hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động. Kinh phí chủ yếu dựa vào sự hảo tâm đóng góp của tín đồ và các nhà Mạnh Thường quân. Nguồn kinh phí chỉ dành ưu tiên cho 4 đạo sự trọng tâm, các đạo sự khác đề ra chậm được thực hiện; chưa có quy định việc quản lý tài chính giữa Ban Quản tự và Ban Trị sự cơ sở sở tại. Các trang thiết bị chuyên dùng còn thiếu, không đồng bộ và lạc hậu.

    4- Ban Đại diện các tỉnh, thành phố có lúc, có nơi chưa sâu sát tình hình, tham mưu chưa cụ thể, chưa chủ động giải quyết, còn trông chờ, ỷ lại vào Trung ương.

    5- Một số ít giáo lý viên chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới. Năng lực nghiên cứu, diễn giải giáo lý, đường hướng hành đạo của Giáo hội PGHH và kiến thức phổ thông chưa sâu, sức thuyết phục chưa cao, chỉ một số ít Glv tham gia viết bài và tin cho Tạp chí Hương sen và trang Wibsite BTS-TƯ.

    6- Đạo sự nắm số lượng tín đồ, lập sổ đạo do nhiều lý do chưa đạt yêu cầu. Việc ghi nhận và nêu gương điển hình, tâm huyết đóng góp cho đạo tuy có cố gắng nhưng cách thể hiện còn nghèo nàn; có trường hợp không kịp thời.

    7- Ý thức chấp hành Hiến chương, Quy chế, Nội quy cũng như quy định pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, có lúc, có nơi còn biểu hiện mất đoàn kết.

    Nguyên nhân tồn tại:

    1-   Đội ngũ Trị sự viên, chức việc, nhân viên còn yếu, thiếu; năng lực chưa ngang tầm.

    2-   Phương tiện, cơ sở vật chất, tài chính còn khiêm tốn. Trong vận dụng các phương thức  quản lý, điều hành khá nhiều  BTS cơ sở còn chệch choạc; thiếu một hệ thống các biện pháp chế tài phù hợp với tôn chỉ giáo lý của đạo và pháp luật Nhà nước.

    * BÀI HỌC KINH NGHIỆM

    1. Ban Đại diện tỉnh, thành phố nơi nào nắm vững, thực hiện đúng Hiến chương, Quy chế, Nghị quyết; có xây dựng kế hoạch hoạt động đạo sự cụ thể và triển khai chỉ đạo, kiểm tra sâu sát đến từng Ban Trị sự cơ sở là nơi đó hoạt động có đạt hiệu quả cao.

    2. Tinh thần đoàn kết nội bộ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi cho việc thực hiện toàn diện các chương trình Đạo sự trọng tâm.

    3. Công tác phối kết hợp với Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể là yếu tố cần thiết trong tình hình hiện nay của Giáo hội PGHH.

     

     

     

     

     

     

    PHẦN THỨ HAI

    ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

    ĐẠO SỰ TRỌNG TÂM NHIỆM KỲ V (2019 – 2024)

    CỦA BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

     

    Trong xu thế phát triển bền vững và ổn định của đất nước, hội nhập toàn cầu (WTO); nhiều công trình kiến trúc hạ tầng ngang tầm khu vực và quốc tế, nhiều loại hình văn hoá mang bản sắc dân tộc được thế giới công nhận … vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong năm năm tới, hệ thống Giáo hội và toàn thể tín đồ vẫn kiên định đường hướng “vì Đạo pháp, vì Dân tộc”, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của bốn chương trình đạo sự, trong đó lấy hoạt động phổ truyền chánh pháp làm trung tâm, công tác tổ chức nhân sự làm nồng cốt, kiên quyết giữ gìn sự trong sáng vốn có của giáo lý chân truyền làm hàng đầu để đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội “mang lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh”, góp phần cùng các tôn giáo bạn và các tầng lớp nhân dân cả nước xây dựng một Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

     

    I. PHỔ TRUYỀN GIÁO LÝ, GÓP PHẦN PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ TINH HOA VĂN HÓA DÂN TỘC:

    1. Mục tiêu:

    Hoạt động phổ truyền giáo lý phải được cải tiến để phù hợp với thời đại, với trình độ dân trí ngày được nâng cao, với công nghệ thông tin ngày càng phát triển của nhân loại. Kết hợp hài hòa truyền bá giáo lý với các hoạt động nghiên cứu và in ấn, phát hành để đáp ứng được nhu cầu tu học của tín đồ và xiển dương chánh pháp chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, góp phần phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc.

    2. Các giải pháp chủ yếu:

    2.1. Các Tiểu ban, bộ phận trực thuộc Ban Phổ truyền giáo lý và BTS.TƯ phải được tập huấn chuyên môn và nghiệp vụ.

    2.2 Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo lý viên:

    Tu chính nâng chất tài liệu học tập lớp bồi dưỡng giáo lý căn bản; tổ chức hội thảo các đề tài trong giáo lý PGHH. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức phổ thông, kỹ năng viết, nói trên diễn đàn; không ngừng triển khai hội giảng tại các cụm, rút kinh nghiệm nâng trình độ thuyết giảng của Glv.

    Tổ chức các lớp BDGLCB đạt các yêu cầu khoa học, đại chúng, công bằng trong đánh giá; nâng cao vị trí, vai trò của tổng giám thị ở các lớp, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho tổng giám thị bảo đảm hiệu quả giáo dục. Glv được phân công làm giám thị để củng cố kiến thức và bổ sung kinh nghiệm quản lý.

    2.3. Căn cứ nhu cầu, tiếp tục in ấn, phát hành, phổ truyền Kinh giảng:

    Tiếp tục biên tập, ấn loát, phát hành, phổ truyền Sấm giảng, thi văn, in đĩa hình, tiếng phục vụ nhu cầu nghiên cứu tu học, tín ngưỡng của mỗi tín đồ bao gồm: sách, Tạp chí, băng hình, tiếng, đĩa CD, VCD phù hợp với tôn chỉ hành đạo, giáo lý, giáo luật và luật pháp hiện hành sau khi đọc chọn, hiệu đính. Thống nhất hướng dẫn phụng tạo trần dà và chân dung Đức Huỳnh Giáo chủ. Tăng cường quản lý, đưa các hoạt động đạo sự của Ban Trị sự GHPGHH xã An Hảo (Núi Cấm) vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu của tín đồ, phù hợp kế hoạch tổng thể của Nhà nước, xây dựng thành một điểm du lịch tâm linh sinh thái.

    II. ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN - XÃ HỘI, THỰC HIỆN PHƯỚC LỢI CHO TOÀN THỂ NHÂN SINH:

    Mở rộng quy mô và giữ ổn định các loại hình hoạt động truyền thống, có kế hoạch huy động nguồn lực cho những loại hình mới, phù hợp như: Vận động quỹ học bỗng cho các học sinh nghèo hiếu học; từng bước xây dựng củng cố, nâng chất các hoạt động phối hợp với chữ thập đỏ, hội khuyến học, hội bảo trợ bệnh nhân nghèo và người tàn tật.

    Các giải pháp chủ yếu

    1. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hướng thiện:

    a/ Phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các tổ chức chính trị, xã hội ở điạ phương cùng cấp về phương thức thực hiện và quản lý các hoạt động đem lại phúc lợi cho nhân sinh, xã hội .

    b/ Động viên tín đồ tham gia vào các công trình xã hội do địa phương phát động như: toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phòng chống các tệ nạn xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới.

    c/ Cùng với MTTQ trên cơ sở vận động tự nguyện, trực tiếp tiến hành tổ chức vận động các đợt cứu trợ cho nhân dân, khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, khi lũ lụt xãy ra ở các nơi.

    2. Tiếp tục phát huy thành quả bài học kinh nghiệm xây dựng nhà ở, xây cầu, bồi lộ bếp ăn khuyến học … theo các phương thức:

    a/ Ban Từ thiện xã hội Trung ương: điều hành huy động lực lượng (người và của) Mạnh Thường quân; chính quyền địa phương hỗ trợ thủ tục.

    b/ Ban Trị sự cơ sở chủ đầu tư, Mạnh Thường quân hỗ trợ tài vật, chính quyền hỗ trợ một phần kinh phí và thủ tục hành chính.

    3. Thành lập các tổ chuyên trách TT&XH ở Ban TT&XH Trung ương để quản lý, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ các mãng hoạt động ở các Ban Đại diện tỉnh và Ban Trị sự cơ sở thực hiện đúng qui định của pháp luật.

    Củng cố mối quan hệ và rút kinh nghiệm thực hiện Quy chế với Chữ Thập đỏ các tỉnh, thành; tiếp tục xây dựng Quy chế phối hợp với Hội khuyến học, Hội Bảo trợ bịnh nhân nghèo và người tàn tật, các Hội từ thiện nhân đạo khác và các tôn giáo bạn, trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong hoạt động mang lại cái phước lợi cho toàn thể mọi người.

    III. TIẾP TỤC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, PHÁT HUY NỘI LỰC ĐỂ XIỂN DƯƠNG CHÁNH PHÁP THEO ĐƯỜNG HƯỚNG “VÌ ĐẠO PHÁP – VÌ DÂN TỘC”

     

    1. Mục tiêu:

    Về tổ chức, có kế hoạch mở rộng hệ thống Giáo hội ở những nơi có đông tín đồ. Mở rộng đi đôi với củng cố, nâng dần sự hiểu biết của TSV các cấp, chức việc, nhân viên BTS.TƯ về giáo lý, giáo luật của đạo và đạo sự hành chánh.

    2. Các giải pháp chủ yếu:

    2.1 Củng cố bộ máy, nâng chất các hoạt động đạo sự:

    a/ Mở trường đào tạo, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho TSV, Glv, CV, NV. Xây dựng một hệ thống văn bản đạo quy có cơ chế chuẩn để vận hành bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của tín đồ.

    Nâng dần chất lượng hoạt động của Ban Tổ chức & Nhân sự, Phổ truyền giáo lý, Từ thiện xã hội, và Ban Kiểm soát, các bộ phận Tiểu ban Nghiên cứu và Truyền bá giáo lý, Văn phòng BTS.TƯ, Tạp chí Hương sen, trang Wibsite, Ban Quản tự An Hòa Tự và các chùa PGHH; các Ban Đại diện tỉnh, thành phố và các BTS xã, phường, thị trấn.

    b/ Mọi chương trình hoạt động đạo sự đều phải được thực hiện bằng kế hoạch với các biện pháp cụ thể, khoa học, vừa sức, thích ứng cho từng thời kỳ.

    c/ Thống nhất thực hiện nghiêm túc, đúng tôn chỉ, giáo lý PGHH, nghi thức thờ phượng lễ bái, chống mê tín dị đoan. Tổ chức tốt các ngày lễ của đạo 18/5 và 25/11 âl.

    e/ Kiểm tra định kỳ hằng quý và kiểm tra đột xuất, điều chỉnh và nâng dần chất lượng, hiệu quả hoạt động. Xây dựng một quy chế khen thưởng, tuyên dương công đức và kỷ luật.

    2.2 Xây dựng Ban Đại diện tỉnh, thành phố, Ban Trị sự cơ sở (xã, P, TT) đủ về số lượng, vững về chất lượng.

    Hiệu quả hoạt động của Ban Đại diện tỉnh, thành phố được đánh giá qua việc xây dựng một kế hoạch hoạt động cụ thể, gắn chặt địa bàn, huy động tiềm năng, nhân, vật lực của tỉnh, thành phố để thực hiện hoàn thành các chương trình đạo sự do BTS.TƯ đề ra; kịp thời và kiên trì giáo dục thuyết phục, uốn nắn những biểu hiện tiêu cực, sai lệch tôn chỉ, giáo lý; phối hợp chặt chẽ với cơ quan Nhà nước trong giữ vững ổn định an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương.

    2.3. Mở rộng tổ chức ở những nơi có đông tín đồ yêu cầu.

    IV. CHẤN HƯNG VÀ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG VỐN CÓ CỦA NỀN ĐẠO, NGĂN NGỪA CÁC HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC, ĐÁP ỨNG SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI:

    1. Mục tiêu:

    Lấy việc kiểm soát việc thực hiện các chương trình hoạt động của các phòng, ban và BTS các cấp theo Hiến chương Giáo hội làm trọng tâm, lấy việc tích cực đấu tranh hạn chế đẩy lùi các biểu hiện lệch tôn chỉ hoặc lợi dụng danh nghĩa đạo vi phạm Hiến chương, đường hướng hành đạo “vì Đạo pháp – vì Dân tộc” làm mục tiêu hàng đầu.

    2. Các giải pháp chủ yếu:

    2.1 Tổ chức triển khai, phổ biến sâu rộng đường hướng của BTS-TƯ trước những hiện tượng tiêu cực; phát hiện kịp thời, ngăn ngừa có hiệu quả và chấn chỉnh các biến tướng, sai lệch tôn chỉ hành đạo (kể cả trong nội bộ hệ thống Giáo hội); kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng tôn chỉ, giáo lý, Hiến chương và luật pháp, các biểu hiện gây mất đoàn kết trong nội bộ tín đồ và ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.

    2.2. Phát hiện mỗi tỉnh, TP ít nhất 01 gương điển hình (cá nhân và tập thể) về các hoạt động đạo sự đăng tải trên Tạp chí Hương sen và trang Website. Tổ chức nhân rộng điển hình (cá nhân và tập thể) từ phạm vi địa phương ra toàn đạo; Tuyên dương công đức và cử nhân tài cho đạo.

    V. QUẢN LÝ THỐNG NHẤT TÀI CHÍNH VÀ GIÁO SẢN:

    1. Mục tiêu:

    Ban Tài chính Trung ương thống nhất quản lý tài chính và giáo sản của Giáo hội, quyết định phân cấp quản lý từng loại quỹ và giáo sản theo những nguyên tắc và quy định cụ thể, bảo đảm giữ gìn tốt, sử dụng đúng mục đích, phục vụ có hiệu quả cho các chương trình đạo sự do BTS-TƯ, Ban Đại diện tỉnh, TP và các BTS cơ sở đề ra.

    2. Các giải pháp chủ yếu:

    - Kiểm tra tài sản định kỳ đồng loạt ở tất cả các cấp.

    - Có kế hoạch tổ chức Hội nghị Mạnh Thường quân, các nhà hảo tâm hiến kế xây dựng nguồn quỹ ổn định, phục vụ các nhiệm vụ thường xuyên.

    - Quản lý và điều hành tốt các hoạt động đạo sự ở các chùa PGHH, tránh biến tướng sai lệch tôn chỉ, giáo lý. Tiếp tục khảo sát và xin hợp thức hóa các chùa PGHH.

    VI. BẢO ĐẢM HÀNH CHÍNH VÀ THÔNG TIN THÔNG SUỐT:

    1. Mục tiêu:

    Bảo đảm các nguyên tắc làm việc và vận hành bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở để bảo đảm thông tin thông suốt 2 chiều từ Trung ương về cơ sở và từ cơ sở về Trung ương.

    2. Các biện pháp chủ yếu:

    2.1 Quản lý con dấu của BTS-TƯ, của các Ban Đại diện tỉnh, TP, BTS cơ sở, các Ban, Văn phòng phải đúng nguyên tắc, bảo đảm thủ tục hành chính, truyền và nhận định thông tin kịp thời, chính xác.

    2.2 Biểu mẫu hóa các loại báo cáo 2 chiều (giữa Trung ương và cơ sở, giữa các Ban và Văn phòng, giữa Ban Thường trực với các Ban Đại diện tỉnh, TP và các Trị sự viên Trung ương…) về các hoạt động thường xuyên về thi đua cuối năm…

    - Quản lý tốt về văn thư hành chính phục vụ đạo sự, tại địa phương.

    VII. Đối với các Ban Đại diện tỉnh, TP, đảm bảo về số lượng và chất lượng, hoạt động có hiệu quả; là bộ phận giúp việc Trung ương đặt tại tỉnh, TP hướng dẫn các BTS cơ sở thực hành tốt các hoạt động đạo sự.

    VIII. Hoạt động Tạp chí Hương sen, trang Website, Tổ thời sự, Tin học văn phòng có mục tiêu, giải pháp cụ thể để nâng tầm phục vụ. Trang Website và Tạp chí Hương Sen, cơ quan ngôn luận của BTS-TƯ và tín đồ PGHH phải được quan tâm đúng mức, bằng các giải pháp: Hình thành mạng lưới cộng tác viên, phát hành viên Tạp chí Hương sen, trang Website đến từng tỉnh, TP và các BTS xã, phường, thị trấn có điều kiện, phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của các cơ quan ngôn luận của BTS.TƯ. Mỗi tỉnh, TP có ít nhất một cộng tác viên (phóng viên) phụ trách phản ảnh tình hình hoạt động ở địa bàn; có ít nhất 1 phát hành viên chuyên trách phát hành Tạp chí Hương sen; tổ chức tập huấn chuyên môn tác nghiệp cho mạng lưới cộng tác viên và phát hành viên.

    IX. Việc xây dựng trụ sở, thực hiện theo hướng dẫn của BTS-TƯ nơi có đủ điều kiện nhằm ổn định nơi làm việc và hoạt động tôn giáo của tổ chức Đạo.

    X. Triển khai đề án xây dựng và đưa vào hoạt động trường Trung cấp PGHH để đào tạo giáo lý viên, Trị sự viên, chức việc trong hệ thống Giáo hội nắm vững tôn chỉ, giáo lý, Hiến chương Giáo hội và chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo nói chung và PGHH nói riêng, đáp ứng tốt các hoạt động đạo sự.

     

    KẾT LUẬN

     

    Với đường hướng hành đạo vì Đạo pháp-vì Dân tộc, tôn chỉ hành đạo “học Phật-tu Nhân”, tại gia cư sĩ, báo đáp tứ ân là đạo trọng đã góp phần làm cho nền đạo luôn được phát khai, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tin tưởng Đại hội toàn Đạo lần nầy sẽ chỉ rõ con đường để thực hiện thắng lợi, hoàn mãn hơn nữa các chương trình đạo sự trọng tâm của nhiệm kỳ V (2019-2024)./.

     

     

     

     

    BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
      Các bài viết mới hơn:
        Thông báo số 2476/TB-BTSTU ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo về việc Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay chia sẻ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra của UBMTTQVN và hướng dẫn thực hiện   - 18/09/2024
        THƯ TANG KÍNH VIẾNG NGÀI NGUYỄN PHÚ TRỌNG CỦA BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO   - 22/07/2024
        THÔNG BÁO SỐ 1376/TB-BTSTU NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2023 VỀ VIỆC THÔNG TIN KHÔNG CHÍNH THỐNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI - VIDEO   - 27/08/2023
        THÔNG BÁO SỐ 1376/TB-BTSTU NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2023 VỀ VIỆC THÔNG TIN KHÔNG CHÍNH THỐNG ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO TRÊN MẠNG XÃ HỘI   - 25/08/2023
        Thông báo thực hiện chương trình Hiến máu tình nguyện ngày 26/12/2022 của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo   - 02/01/2023
        Thông báo của BTSTU GH PGHH về việc Hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang   - 29/09/2022
        Thông báo số 972/TB-BTSTU ngày 01 tháng 9 năm 2022 của Ban Trị sự Trung ương về việc thực hiện chương trình hiến máu tình nguyện   - 05/09/2022
        Thông báo số 353/TB-BTSTU ngày 19 tháng 5 năm 2022 về việc cảnh giác với các đối tượng mạo danh cán bộ nhà nước, chức việc BTSTƯ lừa gạt đồng đạo   - 17/05/2022
        Công văn số 149/CV-BTSTƯ ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Ban Trị sự Trung ương GH PGHH về việc Hướng dẫn bổ sung xây dựng Trụ sở làm việc Ban Đại diện tỉnh và Ban Trị sự cơ sở   - 05/04/2022
        Thông báo số 84/TB-BTSTU ngày 7 tháng 3 năm 2022 về việc tổ chức các hoạt động đạo sự trong tình hình mới phù hợp theo chương trình đăng ký hằng năm tại các chùa PGHH, Trụ sở và nơi làm việc của BTSCS   - 07/03/2022
      Các bài viết cũ hơn:
        KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI LỄ 18/5 KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHAI SÁNG ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO ( 18/5 KỶ MÃO, 1939 – 18/5 CANH TÝ, 2020 ) TẠI AN HÒATỰ VÀ TỔ ĐÌNH ĐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO   - 13/07/2020
        KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI LỄ ĐẢN SINH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO, KỶ NIỆM LẦN THỨ 100 (25/11 – KỶ MÙI, 1919 – 25/11 KỶ HỢI, 2019) TẠI AN HÒA TỰ VÀ TỔ ĐÌNH ĐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO   - 01/12/2019
        THÔNG BẠCH V/V TỔ CHỨC ĐẠI LỄ ĐẢN SINH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO, KỶ NIỆM LẦN THỨ 100   - 01/12/2019
        Thông báo thời hạn nộp báo cáo tổng kết đạo sự năm 2018   - 25/12/2018
        KẾ HOẠCH tổ chức Đại lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH, Lần thứ 99 (25 11 Kỷ Mùi - 25 11 Mậu Tuất)   - 24/12/2018
        THÔNG BẠCH tổ chức Đại lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH, Kỷ niệm lần thứ 99   - 24/12/2018
        Hướng dẫn viết báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IV   - 25/12/2018
        Mẫu báo cáo tổng kết đạo sự năm 2018 của Ban Trị sự cơ sở   - 19/12/2018
        Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu tín đồ PGHH lần V nhiệm kỳ 2019 - 2024   - 24/12/2018
        Hướng dẫn hiệp thương nhân sự cơ sở để tiến đến đại hội đại biểu tín đồ PGHH xã, phường, thị trấn   - 24/12/2018
     BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
    Địa chỉ: An Hòa Tự - TT. Phú Mỹ - H. Phú Tân - An Giang

    © 2014-2015 Bản quyền thuộc về Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo


     

    Hotline:
    18001742

       Chia sẻ với bạn bè trên